Google.com.vn nguyenlibra.com
in lịch để bàn, lịch để bàn cá nhân, số lượng ít, giá rẻ, hồ chí minh
Share |

đặc sản phan thiếtNhững ai từng một lần nếm qua món bánh bình dị này khó lòng quên được cảm giác nóng giòn trong miệng, vị thơm nồng của nước mắm, chua chua của khế bằm, là lạ với món mắm nêm. Đây là đặc sản quê mình, bạn nào muốn thử nhớ ghé thăm Phan Thiết nha!





Nhắc đến vùng Nam Trung Bộ, ngoài những bãi biển đẹp và thắng cảnh nổi tiếng, khách du lịch còn nhớ đến hương vị đậm đà của món ăn đặc sản: bánh căn. Ban đầu, bánh có tên là “bánh căng”, do khi chín bánh căng phồng, giòn đều ở mặt dưới, căng phồng, xốp mịn ở mặt trên. Về sau, ngữ điệu địa phương khiến tên bánh có chút thay đổi và được dùng “chết” với tên “bánh căn”.

đặc sản phan thiết
Bánh căn có thể được xem là một trong những món bánh đặc trưng của cư dân vùng biển. Những nguyên liệu chính tạo nên món bánh điều bắt nguồn và tận thu từ biển như nước mắm, mắm nêm, cá kho, …là những nguyên liệu sẵn có và không thể thiếu được trong bữa ăn của người dân nơi đây.

Bánh căn và bánh khọt Nam Bộ có giống nhau?

Nhiều người lầm tưởng bánh căn Phan Thiết là bánh khọt - món đặc sản ở các tỉnh miền Nam vì trông bề ngoài chúng na ná nhau. Tuy nhiên, mỗi loại đều có cách chế biến và thưởng thức khác nhau, tạo nên những hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.

Bánh căn cũng làm từ bột gạo rồi được đổ trong khuôn như bánh khọt, nhưng dùng khuôn đất và không tráng mỡ vào khuôn. Nhờ vậy, bạn sẽ có cảm giác ăn hoài không ngán. Bánh chín được nạy ra, úp hai chiếc vào nhau, ở giữa có hành lá thái nhỏ để bánh dậy mùi thơm. Bánh căn không tính bằng “cái” mà tính “cặp”, do “hình thể” bé nhỏ của nó. Một người có thể ăn từ 6 - 10 cặp mà vẫn thèm.

Ðể đổ bánh căn, người ta dùng một lò đất nung tròn to. Bên trên là khuôn bánh được khoét lỗ tròn đều, trên đó đặt 8 - 16 chén đất (dùng làm khuôn đổ bột) tùy vào lượng người ăn; phần thân lò để chứa than hồng. Phần thân và khuôn được ngăn cách bằng những mẩu gạch nhỏ để thông gió. Sau khi than đã hừng, đợi lò thật nóng mới cho khuôn lên lò. Thoa vào mỗi khuôn một lớp mỡ rồi đậy khuôn, chờ thật nóng mới đổ bột vào. Mẻ đầu được dùng để thử lò và tráng khuôn. Người ta dùng chiếc cạy bằng kim loại để đưa bánh ra khỏi khuôn. Khi mặt trên của bánh căn xốp và khô lại, viền bánh co lại, tróc ra thì bánh đã chín và có thể ăn được. Ăn ngay khi bánh còn nóng hổi, như thế mới ngon.

Nguyên liệu để làm bánh căn là gạo tẻ ngâm nước khoảng từ 6 - 8 tiếng rồi đem xay thành bột loãng. Muốn bánh có độ xốp và tơi thì bí quyết là trước khi đem xay cho thêm vào chút ít cơm nguội. Khi pha bột cũng cần chú ý lượng nước vừa đủ để bánh đạt được độ giòn như ý.

đặc sản phan thiết

“ Linh hồn” của món bánh

Tuy nhiên, ăn bánh căn ngon nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nước dùng. Nước dùng cho bánh căn rất đa dạng phục vụ cho mọi loại đối tượng. Tùy vào sở thích và khẩu vị cá nhân mà bạn có thể chọn cho mình loại nước mắm thích hợp. Có 3 loại nước mắm thường dùng đó là: nước mắm cá kho, mắm nêm và nước mắm chanh tỏi ớt. Cá kho được dùng thường là cá nục, cá cơm…kho thật nhiều nước, nếm vừa ăn đủ làm nước dùng. Mắm nêm là món mắm khoái khẩu đặc trưng của người miền Trung. Mắm chanh tỏi ớt được chế biến từ nước mắm pha loãng, có tỏi, ớt, ,chanh... thêm cà chua để màu trông đẹp tự nhiên, nấu với đường để có một món nước chấm đậm đà.

Món ăn lôi cuốn người ăn không chỉ bởi vào nước chấm mà còn chiếm ưu thế bởi những món ăn kèm nho nhỏ, nhưng lại góp phần làm phong phú thêm hương vị của món ăn và cho bạn thêm nhiều sự lựa chọn. Những món ăn kèm thường là: trứng vịt, gà, cút luộc, da heo trần qua nước sôi ăn sần sật, xíu mại, cá kho…

Nếu như bánh khọt ăn đúng điệu phải cuốn với xà lách hoặc rau cải, ăn kèm với các loại rau sống như húng, quế, tía tô thì bánh căn lại lấy cái vị chua chua của xoài, khế, me làm điểm nhấn. Đừng xem thường những sợi xoài bé tẹo ấy nhé. Thiếu chúng thì hương vị của món ăn sẽ trở nên nhạt đi rất nhiều đấy. Một điểm khác nữa là chế biến bánh căn không dùng nhiều đến dầu mỡ. Tóp mỡ được làm bằng bánh mì thái hạt lựu chiên giòn, vừa cắn đã tan ngay trong miệng, tránh được cái béo ngậy của mỡ động vật.

Vài chiếc bàn nhỏ cùng đôi mươi chiếc ghế con đặt bên hè cũng đủ làm nên ẩm quán. Cái thú của người ăn hàng rong là ở đấy, đến là giành ngay ghế ngồi đợi. Cái thú vị của món bánh này nằm ngay trong sự chờ đợi và giá trị sẽ được nâng lên chính từ sự nhẫn nại. Đặc biệt vào trời mưa mà được nhâm nhi vài cặp bánh căn nóng hổi cùng với nước mắm,với chút xoài xắt sợi thì quả là ngon tuyệt.

nguyen_libra's blog - Copyright © 2009 - 2016 - Trình duyệt tốt với Firefox
Lên đầu trang
Xuống cuối trang